Giới thiệu
Sò sần có tên gọi khác là ngao sần hay sò bi. Sò sần có cấu tạo cũng gần giống sò huyết cồ, nhưng vỏ bên ngoài sần sùi hơn. Đặc trưng của sò sần chính là có cái lưỡi sò có màu đỏ, thịt dày, ăn giòn dai, vị ngọt thơm và có thể bổ sung nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể.
Sò sần thường sống trong môi trường nước biển sạch, thức ăn chủ yếu của chúng là từ sinh vật phù du, vi sinh vật trôi nổi. Chính những điều này đã tạo nên hương vị thơm ngon và ngọt thịt của Sò sần.
Sò sần là một loại hải sản ngon nhưng khó đánh bắt. Chúng thường nằm sâu bên trong cát, những nơi có thể tìm thấy sò sần là các bãi cát, cồn lớn hoặc các khu vực bãi đá hay rạn đá ngập nước,… Mặc dù có phần vỏ cứng, vằn đen, trông khá “xấu xí” nhưng sò sần lại là món ngon, món ăn khoái khẩu của không ít thực khách sành ăn mỗi khi có dịp đến biển. Sò sần có thể tìm thấy được quanh năm nhưng nhiều và ngon nhất vẫn là vào những dịp tháng 9,10,11 hằng năm. Sò sần có thể chế biến thành nhiều món ngon như hấp xả, hấp thái, nấu cháo, bỏ lẩu,.. đều rất ngon.
Cách sơ chế
- Khi mua về, đem ngâm với nước vo gạo hoặc nước ớt tầm khoảng 20 đến 30 phút để sò sần nhả hết tạp chất, đất cát ra ngoài là được.
- Tránh chế biến quá kỹ làm sò sần bị dai, mất đi vị ngọt tự nhiên của sò.
Cách chọn sò sần tươi ngon
- Dùng tay chạm nhẹ vào vỏ sò. Nếu vỏ từ từ khép lại thì đó là sò tươi sống.
- Sò sần sống thường không có mùi quá tanh hoặc quá nồng. Chúng có mùi nước biển đặc trưng.
- Không nên mua những con sò có vỏ đã bị sứt, dập hay vỡ… bởi chúng dễ bị nhiễm các vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Lợi ích khi ăn sò sần
Nhiều người hay nhầm lẫn rằng sò sần với một số loại có vỏ khác như ngao, sò huyết, tuy nhiên thì vỏ sò sần cứng và sần sùi hơn. Môi trường sống tự nhiên của loại sò này là vùng nước biển sạch, có độ mặn cao, vùi mình trong cát, chúng ăn những sinh vật phù du nên thịt ngon ngọt hơn. Sò sần là hải sản không chỉ ngon mà chứa đứng nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta. Sò sần có chứa nhiều các loại protein, vitamin, khoáng chất và các chất béo lành mạnh. Từ đó mà ăn sò sần mang lại những lợi ích như sau:
- Protein cần thiết cho người suy nhược cơ thể;
- Tốt cho hệ tim mạch; ngăn ngừa tốt những nguy cơ đôt quỵ, xơ vữa động mạch;
- Hộ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng hơn;…
- Giảm tình trạng căn thẳng do oxy hóa;
- Giúp răng và hệ xương khớp chắc khỏe, phát triển chiều cao;
- Tăng cường hệ miễn dịch phòng bệnh.
Lưu ý
- Nếu như vừa ăn sò sần xong, bạn cũng không nên ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin C vì sẽ dễ gây ngộ độc.
- Sò sần cũng có tính hàn, không hề tốt với những người đang mắc bệnh đau dạ dày. Nếu muốn ăn, có lẽ bạn nên cho thêm ít gừng tươi ăn kèm để điều hòa vị lạnh của sò.
- Ngoài ra, chất purin có trong cơ thể sẽ phân giải thành axit uric – đây chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế mà người ta khuyến nghị rằng không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gout hoặc có tiền sử bị bệnh gout.
- Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú nên ăn ít và phải chế biến món ăn này thật cẩn thận trước khi ăn. Trong thức ăn của loại sò này cũng có một số loại tảo có chứa chất độc có khả năng gây dị dạng thai nhi. Những chất độc này có thể tồn tại trong cơ thể của sò rất lâu và không bị phân hủy trong quá trình nấu ăn dù ở nhiệt độ cao.
- Để phòng tránh việc ngộ độc, không nên mua hay ăn những con sò đã chết, hôi thối.