Giới thiệu
- Sò huyết là một loại hải sản có vỏ dày cứng, có ruột màu đỏ hồng. Được nuôi nhiều ở các vùng ven biển như Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Bến Tre, Ninh Thuận, Kiên Giang.
- Sò huyết hiện nay không những được ưa chuộng ở trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước khác như là Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…
- Sò huyết là loại hải sản có nhiều dinh dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn ngon như cháo, hấp, nướng, xào, gỏi…
Cách chế biến
Cách chế biến sơ qua và để cho sò huyết nhả hết bùn đất ra thì hãy ngâm sò huyết trong nước vo gạo trong khoảng 4 – 5 tiếng hoặc là nước lã và cho thêm ít muối và vài quả ớt đập dập.
Đặc biệt, bạn nên dùng thau làm bằng kim loại để có thể ngâm sò. Đây là bí quyết giúp cho sò nhả bùn đất rất nhanh, nếu như không có thau kim loại thì bạn cũng có thể sử dụng thau nhựa và cho vào đó vài chiếc muỗng hoặc nĩa nhé.
Ăn sò huyết có tác dụng gì?
Bản thân sò huyết chứa rất nhiều magie, kẽm, đạm, omega-3… rất có ích cho sức khỏe. Trong Đông Y, loại hải sản này đang được ví như là một “thần dược” có vị mặn, ngọt, tính ấm và có tác dụng chữa bệnh siêu tốt.
Chữa chứng suy nhược cơ thể, lao phổi hiệu quả
Đầu tiên, chúng có khả năng chữa suy nhược cơ thể và bệnh lao phổi rất hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 100gram thịt sò huyết nấu chín hoặc bỏ thêm 100gram lá hẹ ninh nhừ, ăn 2 lần/ ngày sẽ thấy cơ thể khỏe hơn rất nhiều.
Chữa kinh nguyệt ra nhiều ở phụ nữ
Với những chị em nào bị ra kinh nguyệt nhiều mỗi khi tới tháng, hãy nấu 100gram thịt sò huyết cùng 50gram thịt lợn và ăn trước ngày “đèn đỏ” để thấy hiệu quả bất ngờ nhé!
Chữa tăng huyết áp, béo phì
Hiện nay, tình trạng tăng huyết áp, béo phì gặp phải ở nhiều người thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Nếu bạn hay người thân cũng đang gặp phải vấn đề này, hãy bỏ 100gram thịt sò, 50gram thảo quyết minh vào nồi ninh nhừ, ăn 1 bữa/ ngày, huyết áp sẽ được kiểm soát tốt.
Chữa đau dạ dày, ợ chua
Chỉ cần tán nhuyễn vỏ của sò huyết, sau đó sắc lấy nước uống trước bữa ăn, mỗi lần sắc khoảng 12 – 20gram dùng thường xuyên, chứng đau dạ dày, ợ chua sẽ tự động biến mất.
Chữa đại tiện ra máu cực nhạy
Vẫn là lấy vỏ sò tán nhuyễn, hãm nước uống nhưng ngoài việc khắc phục tình trạng ợ chua, đau dạ dày, bạn có thể kiểm soát chứng đại tiện ra máu đang hành hạ mình cực tốt nhé!
Chữa cam răng
Mỗi lần lấy 3 – 5gram bột vỏ sò hãm nước uống 3 lần/ ngày, bạn sẽ không còn bị cam răng hành hạ nữa. Nếu không tin, hãy thử áp dụng để thấy điều kỳ diệu xảy ra.
Chữa tụ máu, bầm tím rất tốt
Bỏ 10 – 15gram bột vỏ sò tán nhuyễn với nước ấm hoặc rượu trắng và uống 2 lần/ ngày, tình trạng máu bầm tím của bạn sẽ được giải quyết dứt điểm chỉ sau vài ngày áp dụng.
“Thần dược” cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới
Hẳn là các đấng mày râu cũng đã từng nghe tới việc ăn sò huyết giúp cải thiện “chuyện yêu” rất hiệu quả chẳng kém gì các loại thuốc đắt tiền rồi đúng không? Nếu bạn đang gặp trục trặc trong chuyện yêu, hãy thử ăn các món chế biến từ loài sò đỏ như nấu cháo, xào mì, sốt me hoặc hấp… bạn sẽ thấy chuyện chăn gối của mình được cải thiện rõ rệt.
Ăn sò huyết đúng cách
Cách chế biến sò huyết khá là đơn giản, cái đơn giản nhất đó là đặt sò huyết lên trên than hồng, nướng cho đến khi hai mảnh vỏ nứt bung ra, nước béo màu đỏ của sò chảy ra thì lấy thịt ăn nóng với các loại gia vị như muối, tiêu, ớt, chanh, rau răm.
Ngoài ra, sò huyết thường được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon bằng cách như là nướng, hấp gừng, xốt me, xào chua ngọt, nấu cháo.
Tại một số quốc gia ở vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia…, sò huyết thường sẽ được sơ chế bằng cách nhúng trước vào nước sôi, sau đó tách vỏ ra để lấy thịt. Ăn với xốt chua ngọt, ngâm giấm, ướp trong nước tương hay ướp muối. Hoặc là dùng thịt sò chiên, xào với các loại gia vị cay ấm hoặc nấu cà ri sò… đây cũng là món rất ngon miệng.
Lưu ý
- Do sống trong bùn, nước cho nên nguy cơ bị nhiễm và mang các loại vi khuẩn và virus gây bệnh rất là cao, bao gồm cả virus viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, e.coli, giun… Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc,… Vì vậy, người có hệ tiêu hóa kém, hoặc cơ địa bị dị ứng tốt nhất không nên ăn sò.
- Mức độ retinol có trong sò huyết cũng quá cao, loại chất này còn có liên quan đến bệnh dị tật bẩm sinh. Vì vậy với phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh thường sẽ không khuyến khích là ăn món này.
- Ngoài ra, sò huyết cũng là món ăn không được khuyến khích cho trẻ nhỏ ăn. Theo như các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn sò qúa sớm quá vì hệ tiêu hóa của trẻ hiện còn chưa hoàn thiện, trẻ ăn sò nấu chưa kỹ thì sẽ rất dễ mắc nguy cơ bị ngộ độc.