Giới thiệu
Cá hồi là tên gọi chung cho các loại cá thuộc họ Salmonidae, gồm hai loại khác nhau là họ cá hồi Salmon và họ cá hồi Trout. Điểm khác biệt giữa hai học cá hồi này đó là đặc tính di cư. Họ cá hồi Salmon được biết tới với tập tính di cư đặc trưng trong khi họ cá hồi Trout thì ít hơn.
Giá trị dinh dưỡng
Cá hồi được đánh giá cao vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà cá hồi có. Cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả cá hồi đều có hàm lượng dinh dưỡng như nhau.
Cá hồi được phân theo cá hồi nuôi và cá hồi hoang dã. Ở mỗi loại thì giá trị dinh dưỡng của chúng sẽ khác nhau:
Cá hồi nuôi:
- Ngoại hình: Cá hồi nuôi thường có những dấu vết trên cơ thể hoặc đốm trên đầu
- Lượng mỡ: Cá hồi nuôi có các dòng mỡ trắng
- Dinh Dưỡng: Cá hồi nuôi được cho ăn bằng thức ăn nhân tạo. Nên trong cá hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, và axit béo trong cá thì hầu như ít. Thịt cá thường có màu đỏ cam.
- Chất lượng: Cá hồi nuôi được nuôi trong ao hồ không có không gian như môi trường tự nhiên. Bởi vì là thức ăn nhân tạo nên gồm chất béo và protein cao. Khối lượng cá sẽ tăng nhanh đến 20kg trong vòng chưa đến 1 năm. Do đó, hàm lượng chất béo trong cá rất cao, các dòng chất béo trắng có thể được nhìn thấy trên cá, và có hương vị béo ngậy.
Cá hồi hoang dã:
- Ngoại hình: Cá hồi hoang dã có vẻ ngoài rất mịn màng và màu sắc đồng nhất.
- Lượng mỡ: Thịt cá hồi hoang dã chắc và có hàm lượng chất béo gần như bằng không. Vì vậy không thể nhìn thấy chất béo trắng.
- Dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng của nó đến từ các sinh vật biển trong đại dương. Thịt của nó rất giàu Omega-3, DHA và EPA, nhiều hơn gấp ba lần so với cá hồi thông thường. Ăn cá hồi hoang dã giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp và đột quỵ. Nó có giá trị dinh dưỡng cao, và cá có màu cà rốt.
- Chất lượng: Vì cá hồi hoang dã được sống trong tuần hoàn tự nhiên của nó. Nên sợi cơ được phát triển, hàm lượng chất béo rất nhỏ, thịt sạch, khỏe, mềm và vị đậm đà, có cảm giác của thịt.
Cách chế biến
Đầu tiên, dùng dao mổ phần bụng cá, tiến hành cắt và bỏ hết phần ruột bên trong bụng cá.
Sau đó bạn dùng dao thật sắc rồi cắt xuôi theo chiều từ đầu xuống đuôi cá. Bạn nên điều khiển dao đi sát theo đường xương sống cá để lấy hết thịt, tránh lãng phí nhé. Bạn cũng nên cắt thật đều tay và nhẹ nhàng để đường cắt thật mịn giúp cho thịt cá đều và không bị đứt đoạn.
Sau đó là đánh sạch phần vẩy bên ngoài mình cá. Nên để cá trên một cái thớt to hay một bề mặt phẳng sạch và khô. Làm vậy sẽ giúp không bị trơn, cá không bị di chuyển và có không gian rộng cho bạn dễ thực hiện.
Sau khi cắt rời một bên mình cá, bạn dùng một tay kéo căng miếng da cá, một tay còn lại dùng con dao thật sắt để cắt phần da đó đi. Bạn cắt từ phần đuôi cá đi lên phần bụng cá sẽ dễ dàng thao tác hơn đấy.
Cuối cùng là dùng nhíp để gắp hết phần xương còn lẫn trong thịt. Bây giờ bạn có thể cắt cá thành từng miếng lớn nhỏ tùy theo sở thích món ăn mà bạn chuẩn bị chế biến
Cách chọn mua cá hồi tươi ngon
Quan sát thấy mắt cá trong, không bị đục và ngả sang màu vàng thì đó là cá tươi. Ngoài ra, cá tươi là cá có phần mắt cá phải hơi phồng lên, nếu mắt lõm là cá không ngon.
Phần thân cá đảm bảo độ sáng và bóng. Da cá áp sát vào thân, không bị bong tróc, va đập hay trầy xước.
Đối với mang cá nếu có màu đỏ tươi, không bị rách là cá còn tươi. Không nên mua những con cá có phần mang đã chuyển sang màu đỏ sẫm hay màu bị tái đi. Ngoài ra, phần mang cá cũng không có những vết tụ của máu bầm.
Cá tươi có mùi tanh đặc trưng và không có mùi hôi hay mùi hóa chất. Bên cạnh đó, cá có màu sắc tươi, không bị xỉn màu hay chuyển sang màu nhạt hơn, thịt cá có độ đàn hồi tốt là cá tươi.
Cầm phần đuôi cá rồi lắc mạnh tay để kiểm tra độ chắc của phần xương sống cá. Nếu cảm giác chắc tay, không lỏng lẻo là cá ngon Phần đuôi cá uốn cong không hiện vết nhăn là cá còn tươi.
Lưu ý
- Không nên ăn quá nhiều cá hồi
- Hạn chế ăn cá hồi sống
- Sơ chế đúng cách và cẩn thận
- Bảo quản cá hồi ở nhiệt độ đông lạnh