Trong mỗi chuyến du lịch đi biển thì chắc hẳn là ai cũng sẽ phải một lần được thưởng thức món cua biển – loài hải sản có thịt thơm ngon và vô cùng chắc, ngọt, dễ gây “nghiện” cho những tín đồ yêu thích hải sản. Chúng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như là nấu súp, hấp, sốt… Có thể là bạn ăn đã nhiều thế nhưng có chắc chắn là bạn đã hiểu hết về loài hải sản này hay không? Từ nguồn gốc xuất xứ, chủng loại cho tới cách lựa chọn loại tươi ngon, cách chế biến sao cho chuẩn nhất? Và một số những thông tin thú vị khác về cua biển mà chúng tôi hôm nay xin được chia sẻ ngay, chắc chắn là sẽ mang tới cho các bạn rất rất nhiều điều ngạc nhiên về loài hải sản giàu dinh dưỡng này!
Bạn đã biết gì về cua biển?
Cua biển là một loài hải sản đã rất đỗi quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là đối với những ai sống ở biển và những người yêu hải sản. Ngoài cái tên cua biển thân thuộc ra thì nhiều nơi còn gọi chúng là giống cua bể, cua sú, cua xanh, cua bùn… Và loài cua này thường hay sinh sống ở môi trường ở biển hoặc vùng vịnh ở ven biển.
Ngoài cua biển sống ở môi trường tự nhiên ra thì hiện nay những người dân ở vùng biển nước ta cũng đang hình thành khá nhiều các mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế rất cao. Vậy cua biển ăn gì? Thì tùy vào độ tuổi mà có thể chúng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau từ động vật cho tới nhuyễn thể…
Cua biển có mấy loại, gồm những loại nào?
Nếu như không phải là người dân sinh sống ở vùng biển, am hiểu về hải sản, chắc chắn rằng bạn sẽ khó lòng mà biết được cua biển có bao nhiêu loại. Chúng ta có thể tạm chia cua biển ra thành 2 loại chính đó là: cua gạch và cua thịt.
Cua gạch
Cua gạch là cua cái đã trưởng thành, gạch của chúng có màu đỏ và có đầy ở hai bên mai cua. Khi mai cua đầy gạch thì cũng chính là lúc chúng đang chuẩn bị bước vào thời kỳ sinh sản. Đây là thời điểm mà thịt cua ngon nhất, thịt chắc ngọt, yếm có màu vàng nâu, xung quanh có nhiều lông tơ nhỏ.
Cua thịt
Với loại này, thì chúng ta không phân biệt ăn cua đực hay cua cái. Cua thịt là loại cua có thịt rất chắc, nhiều thịt ở trong thân, càng và các chân. Bạn có thể nhận biết được cua thịt thông qua việc quan sát các yếm của chúng. Thường thì cua thịt có hình tam giác, vị thịt ngọt, dai và là loại cua có chất lượng tốt nhất.
Ngoài cách phân loại như trên, chúng ta còn có thể chia cua biển thành các loại khác nhau dựa theo nguồn gốc xuất xứ của chúng.
Ăn cua biển có thực sự tốt cho sức khỏe?
Hiện nay có rất nhiều bài báo, cũng như là có rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã kết luận rằng cua biển có nguồn giá trị dinh dưỡng vô cùng cao và tốt cho sức khỏe của con người. Vậy trên thực tế, ăn cua biển sẽ có tác dụng gì?
Có thể bạn chưa biết thì trong cua có chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe như là chất khoáng, protein, omega-3, Vitamin B12, Natri,… các nguồn dưỡng chất này rất dồi dào và dễ tiêu, đây chính là những điều quý giá nhất đối với cơ thể của chúng ta.
Cua biển – thực phẩm rất tốt cho tim mạch
Trong thịt của cua biển có chứa nhiều các dưỡng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bảo vệ hệ tim mạch của con người như là canxi, magie, omega-3. Do đó mà thịt cua biển được đánh giá là một trong những loại thực phẩm tuyệt vời giúp duy trì được sự hoạt động ổn định của hệ tim mạch.
Bên cạnh đó thì thịt cua còn chứa thêm một lượng lớn Vitamin nhóm B. Loại Vitamin này chính là những “thần dược” giúp giảm nguy cơ mắc các căn bệnh về tim mạch, hỗ trợ việc tái tạo hồng cầu, đẩy nhanh các quá trình trao đổi axit-amin trong cơ thể. Theo như các nghiên cứu khoa học, thì chỉ cần bạn ăn 1 con cua biển 1 ngày là đã bổ sung 100% vitamin B12 cho cơ thể rồi!
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Selenium là chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ chất gây ung thư như cadmium, thủy ngân và arsenic, selen ra khỏi cơ thể. Và chất này có nhiều trong các loài hải sản có vỏ, trong đó có cua. Ngoài ra, Lysate chiết xuất từ máu xanh của cua được dùng để phát hiện viêm màng não, cột sống chống ung thư hiệu quả. Do vậy, thường xuyên ăn cua biển là một cách giúp bạn đẩy lùi các chất độc có khả năng gây ung thư cực tốt.
Cua biển tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Bạn có biết, trong cua có chứa hàm lượng Crom cực lớn, có tác dụng hỗ trợ insulin để chuyển hóa đường. Từ đó làm giảm mức độ glucose trong máu của cơ thể. Vì vậy, cua biển là thực phẩm rất tốt cho những ai đang bị mắc chứng bệnh tiểu đường.
Mặc dù trong cua biển có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vừa nêu trên, nhưng chúng cũng chứa hàm lượng cholesterol và natri rất cao. Trung bình một phần thịt cua 75gram có tới 911 mg natri. Nếu nạp quá nhiều Natri vào cơ thể có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, cao huyết áp. Chưa hết, cũng trong 75gram thịt cua có tới 45mg Cholesterol. Nếu tiêu thụ lớn hơn 300mg cholesterol mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Chính vì thế, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều thịt cua cùng lúc. Hãy chia chúng thành nhiều bữa nhỏ trong tuần để cơ thể không bị quá tải.
Bí quyết lựa chọn và bảo quản cua biển chuẩn nhất
Ăn cua đã nhiều nhưng có chắc bạn đã biết cách chọn cua biển sao cho chuẩn nhất chưa? Nếu chưa, tham khảo ngay một số thông tin hữu ích về vấn đề này ngay sau đây.
Xem càng
Kiểm tra kỹ màu của lớp da lụa giữa kẹt khuỷu của càng cua. Nếu lớp da này màu hồng hỏ hoặc sậm thì chứng tỏ cua nhiều thịt. Và thường cua mới bắt sẽ có lớp da này rất thẳng, căng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ, bị rọ lâu ngày sẽ có lớp da nhăn nheo, màu sắc kém tươi hơn.
Bóp yếm
Dùng ngón tay nhấn nhẹ vào yếm cua. Nếu thấy cứng tay là cua chắc. Nếu yếm mềm thì cua đó ít thịt.
Kiểm tra đầu đùi
Bạn có thể bóp vừa tay nếu thấy cua giãy giụa toàn bộ các chi, càng thì cua còn khỏe, thịt ngon. Nếu cua giãy yếu hoặc không phản ứng thì có thể cua đã yếu và sắp chết, thịt không tươi ngon, mủn và nhiều nước.
Cách bảo quản cua sống lâu
Nhiều khi mua cua xong chúng ta không thể chế biến ngay hoặc phải vận chuyển xa từ biển về nhà làm quà cho mọi người. Lúc này, bảo quản cua như thế nào để chúng đảm bảo còn sống, tươi ngon?
Điều đầu tiên bạn cần nhớ đó chính là phải để cua ở nơi mát mẻ, độ ẩm vừa đủ, tránh nơi ngập nước hoặc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Bạn có thể để chúng vào xô hoặc thùng đá có nhúng nước, mở nắp hờ. Tuyệt đối không đậy kín để không khí có thể lọt vào cho cua thở. Ngoài ra, bạn cũng có thể vẩy một chút nước lên mình cua rồi đặt khăn ẩm, ao tải hoặc giấy báo phủ lên trên để hạn chế tối đa việc cua tiếp xúc với nhiệt độ nắng nóng ngoài trời.
Cua biển sống được bao lâu? Nếu bảo quản tốt, cua có thể sống được vài ngày, thậm chí 1 tuần trở lên. Nhưng nếu bảo quản không đúng cách, việc cua bị chết trong quá trình di chuyển, trong khi bảo quản chỉ trong vài tiếng đồng hồ cũng là điều không hiếm. Vậy cua để trong ngăn đá sống được bao lâu? Ngoài cách thả vào thùng xốp như đã nói ở trên, bạn cũng có thể giữ cua sống ở trong tủ lạnh. Nhưng chú ý điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, tốt nhất là từ 10 – 15 độ C. Bạn có thể giữ chúng sống trong điều kiện nhiệt độ này khoảng từ 2 – 3 ngày nhé! Tốt nhất, nên chọn con cua nhỏ và còn khỏe bởi chúng có khả năng sống sót cao hơn so với cua to.
- Để đảm bảo chất lượng sau bảo quản, bạn cần để nguyên phần cua, hạn chế tách/bóc thịt ra từng phần riêng. Điều này sẽ khiến thịt cua bị mất nước và trở nên khô hơn, như vậy thịt cua sẽ không còn ngon nữa.
- Cho phần cua dùng dỡ vào hộp đựng thực phẩm hoặc túi nylon rồi hút chân không sau đó cho vào ngăn đá của tủ lạnh. Khi dùng thì lấy ra rã đông hoặc cho vào lò vi sóng khoảng 2 – 3 phút là có thể tiếp tục sử dụng.
- Trên thực tế, bạn nên dùng hết phần cua đã được chế biến. Vì dù có bảo quản ra sao đi nữa, chất lượng thịt sẽ không còn thơm ngon và bổ dưỡng như ban đầu. Hơn nữa, một số chất dinh dưỡng có thể bị mất đi hoặc phát sinh một số loại vi khuẩn trong quá trình bảo quản có thể ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Cách sơ chế cua biển sạch, đúng cách
- Bạn không nên cho cua vào trong nước ngay khi mua về, điều này sẽ khiến chúng dễ chết do bị “sốc nhiệt”. Nếu cua chết trươc khi chế biến sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến phần thịt cua và chất lượng của thành phẩm sau khi chế biến.
- Sau khi đem cua từ nơi bán về nhà, bạn nên để cua ở những nơi thoáng mát, có thể dễ dàng rưới nước để cua không bị “chết khô” do thiếu nước.
- Tuyệt đối không được cắt bỏ dây buộc cua khi cua còn sống. Cua biển có kích thước khá lớn và rất hung hăng. Nếu chúng được “tự do” khi còn sống sẽ khiến bạn khó thao tác và rất dễ bị thương.
- Tốt nhất, bạn nên dùng vật nhọn để đâm vào phần yếm cua (hủy tủy) để cua không cử động rồi mới tháo bỏ phần dây. Bạn cũng có thể cho cua (còn buộc dây) vào nước đá để chúng tê các chi đi rồi mới tiến hành sơ chế.
Bước 1: Giữ nguyên phần dây buộc cua và dùng vật nhọn để đâm vào phần yếm của cua cho đến khi càng và chân cua duỗi thẳng rồi ngưng hoạt động hẳn.
Bước 2: Tháo bỏ phần dây buộc cua, bạn nên cẩn thận nếu không rất dễ làm gãy chân hoặc càng cua. Dùng một cái bàn chải đánh răng để chà thật kỹ từng ngóc ngách trên mình cua. Nên chà cua dưới vòi nước sạch và chảy mạnh để dễ dàng rửa trôi hết bùn đất, bụi bẩn hay rong rêu.
Bước 3: Dùng lực tách rời phần mai và phần thịt cua, bỏ đi phần lông tơ và phần phổi bên trong. Dùng muỗng múc lấy phần gạch cua, có thể tách đôi hoặc giữ nguyên phần thân cua tùy vào mục đích sử dụng của bạn nhé.
Cách luộc cua biển ngon không phải ai cũng biết
Tưởng chừng như là đơn giản thế nhưng khi luộc, cua biển, đặc biệt là loài Cua Cà Mau có thể sẽ bị bung, gãy chân, gãy càng hay có thể còn bị bung cả con. Và sau đây là một số mẹo nho nhỏ về cách luộc cua biển để làm sao cho cả thân cua sau khi được luộc xong vẫn còn trông nguyên vẹn và đẹp mắt.
Đầu tiên, Cua biển nên lựa những con chắc thịt, trông cứng cáp, và có nhiều gạch. Khi mua về bạn dùng mũi dao nhọn, đâm nhẹ vào phần yếm và giữ nguyên trong vòng khoảng từ 1 đến 2 phút. Sau khi đã làm chết cua thì rửa sạch hết tất cả các vết đất, bùn hay là vết dơ ở các phần yếm, càng và mai cua.
Phương pháp làm chết cua như chúng tôi vừa nói trên sẽ giúp cho bạn giữ được hình thái cua trong quá trình mang đi luộc, hạn chế được tình trạng càng cua hay chân cua bị rụng, bung.
Chuẩn bị một chiếc nồi có to vừa, sắp xếp số cua bạn cần luộc vào trông nồi cho thật ngay ngắn, tránh tình trạng xếp cua một cách chồng chéo, chất đống, nằm chặt và khít quá nhiều.
Có một mẹo vặt nhỏ chúng tôi muốn mách cho bạn đó là nếu như bạn muốn món cua biển luộc của mình có một mùi thơm hơn, màu sắc cũng đẹp mắt hơn thì bạn hãy chuẩn bị thêm một ít nhánh sả, một vài lát gừng mỏng sau đó cho vào nồi.
Khi luộc cua, mực nước trong nồi nên đổ tầm khoảng lưng chừng ngang với số cua có ở trong nồi. Quá trình luộc cua biển để lửa vừa, không quá to cũng không quá nhỏ. Sau khoảng 5 phút đầu khi bắt đầu luộc cua, thì bạn nên canh đủ thời gian và tạm thời tắt lửa đi, giữ cho cua được nóng ở trong nồi khoảng tầm 3 phút cho cua chín, thịt trở mềm hẳn nhưng vẫn còn độ săn nhất định.
Tránh tình trạng luộc sơ, luộc cua chưa chín hẳn, vì như thế sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng gây ngộ độc khi ăn.Không nên để cua nguội rồi mới thưởng thức để tránh tình trạng cua có mùi tanh, mùi khó chịu.
Một số món ăn ngon được chế biến từ cua biển
Món ăn thực hiện vô cùng đơn giản thích hợp cho những buổi họp mặt để nhâm nhi cùng bạn bè và người thân thân. Thịt cua mềm thơm, ngọt nước chấm với muối tiêu chanh thì làm sao mà có thể chối từ được!
“Thịt cua nguyên vị” với công thức chế biến dễ dàng từ Chợ Hải Sản Vân Đồn. Nước lẩu được nêm nếm vừa ăn, đậm vị cùng với thịt cua và các nguyên liệu khác. Thật tuyệt vời cho một ngày cuối tuần mưa bão!
Thịt cua mềm ngọt được áo một lớp nước sốt me chua chua ngọt ngọt. Tất cả tạo nên một món ăn cực hấp dẫn khiến bạn mê mẫn ngay từ lần đầu thưởng thức đấy.
Bắt gặp một miếng thịt cua to ơi là to, bao tử lại kêu o o. Công thức bánh canh cua dưới đây sẽ làm dịu đi cơn cồn cào của bao tử, dỗ ngọt vị giác của bạn ngay tức khắc. Với những sợi bánh canh trắng ngần và nước dùng thơm ngát, ai rồi cũng phải xuýt xoa thôi!
Đổi gió với cách chế biến món cua sốt tiêu đen chuẩn vị 5 sao với Chợ Hải Sản Vân Đồn nhé. Bên ngoài làm màu nâu vàng bắt mắt điểm một ít hành lá xinh tươi, bên trong là phần thịt cua trắng ngần ngọt lịm. Phải vào bếp ngay thôi nào!
Làm nổi bật món mì ý quen thuộc với một chú cua biển xinh xắn nhé. Nước sốt đậm đà, màu vàng tưới cực cuốn hút hòa cùng thịt cua ngọt thơm đậm đà. Cuối tuần này cùng thực hiện và tự thưởng cho mình nhé!
Vì sao khách hàng tin tưởng lựa chọn Chợ Hải Sản Vân Đồn
Với tiêu chí là đặt “Chất lượng lên hàng đầu”, hải sản có nguồn gốc từ vùng biển lớn nổi tiếng trên cả nước, gắn liền với nguồn thủy hải sản cực kì phong phú, chính vì thế mà Chợ Hải Hải Sản Vân Đồn luôn không ngừng nâng cao các chất lượng sản phẩm mà còn đa dạng hơn các loại sản phẩm thủy hải sản tươi sống. Chúng tôi luôn luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Để từ đó mà gây dựng nên một nền tảng cực kì uy tín đối với các nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực hải sản tươi sống.
Và quan trọng hơn hết cả, chúng tôi – những con người trẻ trung, đầy nhiệt tình, xuất thân từ các miền biển đầy nắng và gió, cùng với thái độ phục vụ quý khách tận tình, chu đáo, sẵn sàng làm tất cả vì lợi ích cũng như sức khoẻ của khách hàng mà phục vụ nhiệt tình.
Nhà hàng của chúng tôi không ngừng cải tiến hơn trong cung cách phục vụ, để nhằm mang lại được sự tiện ích, hiệu quả nhất và thoải mái cho khách hàng khi mua hải sản tại Chợ Hải Hải Sản Vân Đồn.
Với việc cửa hàng chúng tôi đang phân phối, cung cấp hải sản tươi sống đến các tỉnh thành khác trên cả nước vì vậy hãy tin tưởng chúng tôi vì chúng tôi chắc chắn sẽ làm bạn vô cùng hài lòng.
Liên hệ ngay với Chợ Hải Sản Vân Đồn để có thể cùng bạn bè hay gia đình thưởng thức các loại hải sản tươi sống ngon nhất, sạch sẽ mà bổ dưỡng, giá cả phải chăng.
Sự hài lòng, tin tưởng của quý khách hàng chính là thành công lớn nhất đối với chúng tôi.
Menu của Cửa Hàng cũng rất đa dạng cho khách hàng lựa chọn. Xem thêm tại đây
Chợ Hải Sản Vân Đồn
- Email: tucanamdinh@gmail.com
- Hotline: 0984873561
- Địa chỉ: Số 7 đường Giải Phóng kéo dài, phường Cửa Bắc, TP. Nam Định
- Website: https://chohaisanvandon.net/
- Faebook: Chợ Hải Sản Vân Đồn