Giới thiệu
Mực ống là một loại hải sản đặc biệt nổi tiếng với hương vị thơm ngon và có vị ngọt tự nhiên. Mực ống có giá trị kinh tế khá cao, được rất nhiều người ưa chuộng thị trường châu Âu và châu Á.
Mực ống có phần thân và phần đầu tách biệt, tất nhiên là có chứa hợp chất mực màu đen trong cơ thể, để những khi gặp nguy hiểm, mực phun ra chất mực này tạo màn đen dày đặc, qua đó lẫn trốn khỏi những mối nguy cơ đe dọa.
Mực ống chính là loại mực được tiêu thụ phổ biến nhiều và được nhiều người ưa chuộng nhất trong họ hàng nhà mực cùng với mực lá. Mực ống ngư dân được đánh bắt trực tiếp từ biển và được ngư dân cấp đông ngay khi trên tàu nhằm bảo quản mực ống một cách ngon nhất.
Mực ống tươi vốn rất thơm ngon và nhiều dưỡng chất, do vậy không cần phải quan những công đoạn chế biến cầu kỳ mà chỉ hấp là đủ rồi. Ăn kèm cùng với nước chấm đậm sẽ cảm nhận được độ ngọt thanh tự nhiên của mực. Mực ống tươi ngon phù hợp để chế những món ngon như: xào chua ngọt, hấp, chiên giòn, ướp nướng, nhồi thịt, …
Cách sơ chế
Tách phần đầu và thân của mực ống
Rửa mực thật sạch dưới vòi nước mát, sau đó hãy khéo léo dùng tay nắm chặt phần đầu của mực, luồn tay vào trong thân mực nhẹ nhàng kéo phần đầu ra khỏi thân. Trong lúc tách hai phần này, có thể túi mực (có màu đen) bị vỡ ra, hãy rửa sạch bằng nước.
Loại bỏ nội tạng và các bộ phận không cần thiết
Ở chính giữa thân mực, sát với lớp da sẽ có phần xương sống mực màu trắng, hãy nhẹ nhàng rút nó ra khỏi thân mực. Xương sống của mực hơi cứng, và không có chất dinh dưỡng nào nên không ăn được.
Với phần thân mực, dùng kéo hoặc dao sắc xẻ dọc bụng mực và loại bỏ hết phần nội tạng bên trong. Nếu món ăn mà bạn cần chế biến là cắt mực thành từng khoanh tròn thì không thực hiện bước này nhé, mà thay vào đó sẽ dùng tay luồn vào trong loại bỏ thật kỹ lớp nội tạng này.
Nếu bạn là một người yêu thích thẩm mỹ thì nên lột sạch phần da có màu tím đen ở bên ngoài, bằng cách dùng dao cắt nhẹ nhàng một đường trên thân mực để dễ dàng hơn cho việc loại bỏ da mực. Khi lột da mực thì bạn nên kéo ra từng phía thì sẽ dễ dàng hơn trong việc loại bỏ hoàn toàn được phần da.
Đối với phần đầu của mực thì xẻ đầu mực, cắt bỏ mắt và những phần cứng bên trong đầu.
Cách bảo quản
Bảo quản mực khi không có tủ lạnh
Trong trường hợp ở gần đó không có tủ lạnh thì bảo quản mực bằng cách nào được nhỉ? Bạn không thể nào chỉ cho những con mực vào bịch hoặc túi nilong, nếu chỉ bỏ vào đó thì khoảng 4 đến 5 tiếng sau thì mực sẽ không còn tươi ngon như ban đầu nữa. Trong trường hợp này, bạn nên cho mực vào túi và đóng kín lại, sau đó bỏ vào một thùng xốp có đá lạnh. Nên chọn những tảng đá lớn thay vì các loại đá viên tan rất nhanh.
Thùng xốp này bạn có thể dùng một đầu đũa nhọn để đục một lỗ nhỏ để thỉnh thoảng cho nước đá tan chảy ra ngoài. Với phương pháp bảo quản như thế, mực ống sẽ được giữ độ tươi ngon trong tối đa 4 ngày nếu duy trì được đá lạnh.
Bảo quản mực tươi trong tủ lạnh
Mực ống tươi để ngăn đá được bao lâu? Nếu bảo quản với phương pháp đúng, mực sẽ tươi ngon đến cả tuần trong tủ lạnh. Nhưng trước khi bảo quản bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Hãy rửa sạch mực, bỏ ruột và phần da. Nếu bạn chưa chế biến thì không cần rửa mực qua nước muối. Tuy ai cũng cho rằng việc rửa muối thì mực sẽ được làm sạch sẽ hơn, nhưng ngược lại, muối là tác nhân hút nước có trong thực phẩm sẽ làm thực phẩm kém tươi hơn. Do đó, bạn chỉ cần rửa sơ bằng nước sạch là được rồi.
- Túi đựng mực bảo quản cần phải có một ít không khí bên trong. Các loại túi zip hoặc túi hút chân không là sự lựa chọn tốt nhất.
- Nhiệt độ bảo quản mực ống trong tủ lạnh là dưới 5 độ C.
Lưu ý
Sau khi nắm bắt được cách sơ chế và cách bảo quản mực ống thì bạn cũng nên lưu ý một số điều kiêng kỵ khi sử dụng mực ống trong bữa ăn hằng ngày:
- Những người bị dị ứng với chất đạm thì nên hạn chế ăn mực ống: Bởi vì mực ống rất giàu protein, đây sẽ là một nguyên nhân chính khiến tình trạng dị ứng của bạn trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Có thể gây ra kích ứng da, ngứa hoặc nổi mề day.
- Những người bị bệnh gan mật hoặc bệnh tim mạch cũng hạn chế ăn mực ống vì trong chúng có chứa hàm lượng cholesterol rất cao, sẽ làm tăng cholesterol có trong mạch máu và khiến cho tình trạng bệnh tật trở nên tồi tệ hơn.
- Mực có tính hàn nên đối với những người bị bệnh liên quan đến dạ dày và lá lách ăn món này vào cơ thể sẽ trở nên lạnh hơn và làm cho cơ thể dư thừa hàn khí.
- Bismuth và glucosinolates là 2 chất được tìm thấy nhiều trong mực, bia thì rất giàu vitamin B1. Nếu ăn mực và uống bia cùng một lúc thì vitamin B1 trong bia sẽ làm tăng sự phân hủy và chuyển hóa các chất trong mực và sẽ dẫn đến bệnh gout, bệnh sỏi,…