Giới thiệu
Cá chép thuộc loài giống cá nước ngọt, chúng sống chủ yếu ở tất cả các châu lục thế nhưng nhiều nhất là ở vùng châu Á và châu Âu. Cá chép thường sinh trưởng và phát triển ở trong môi trường sông, suối, ao hồ và thậm chí có thể là đồng ruộng ngập nước.
Loài cá này được xem như là hiện thân của loài rồng. Chúng có cơ thể hình thoi, và dẹp 2 bên, cân nặng tối đa có thể lên đến 37,3kg và kích thước rơi vào khoảng 1,2m. Thân cá chép có nhiều vảy tròn lớn, vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn. Lưng cá có màu xám đen, viền lưng cong và thuôn hơn ở viền bụng.
Cá chép sinh trưởng cũng như là phát triển tốt nhất khi sống ở trong môi trường nước rộng với dòng nước chảy phải chậm, có nhiều trầm tích thực vật mềm như là rong, rêu
Cá chép cũng thích hợp sống ở vùng ôn đới, ở trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ với độ pH rơi vào khoảng 7 – 7,5; độ cứng của nước thì trong khoảng 10 – 15 dGH; nhiệt độ lý tưởng khoảng 3 – 240C.
Giá trị dinh dưỡng
Cá chép hiện nay không chỉ được rất nhiều người yêu thích bởi vì hương vị thơm ngon mà ở trong thịt của cá chép còn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe của con người. Cũng theo như các chuyên gia dinh dưỡng thì ở trong thịt cá chép có chứa vô vàn các chất dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết cho cơ thể.
Theo đó, trong 100g thịt cá chép có chứa các chất dinh dưỡng như: 16g Protein, 17g canxi, 397mg kali; 900 mg sắt, 78,4g nước, 3,6g chất béo; 70g cholesterol và 184g photpho. Bên cạnh đó, trong thịt cá chép còn rất giàu vitamin, enzim, axit béo omega-3,….
Nếu như ở nhiều thực phẩm khác đòi hỏi cơ thể phải khỏe mạnh mới có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng thì cá chép lại ngược lại. Trong cá chép được chứng minh rất giàu vitamin, enzim, các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kẽm, protein, axit béo omega 3,… Do đó, khi bạn ăn ăn cá chép sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Tốt cho não bộ: Hàm lượng omega-3 có trong thịt cá chép rất tốt cho não bộ. Mặt khác, omega-3 còn giúp giúp tăng tập trung, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ ở người già khá hiệu quả.
- Giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe tim mạch: Cá chép ngăn ngừa các bệnh về tim mạch bằng cách cải thiện sự cân bằng omega-3 thành omega-6, giảm sự tích tụ mảng bám gây xơ vữa động mạch. Việc bổ sung thịt cá chép thường xuyên còn giúp giảm huyết áp, giảm thiểu những áp lực lên tim mạch từ đó tránh tình trạng đau tim, đột quỵ.
- Giúp bổ sung sắt cho cơ thể: Hàm lượng sắt tự nhiên trong cá chép sẽ giúp cơ thể tăng tế bào hồng cầu. Từ đó lượng oxy cung cấp cho cơ quan, tế bào cũng được gia tăng.
- Giúp xương và răng chắc khỏe: Hàm lượng photpho dồi dào trong cá chép có tác dụng giúp duy trì và phát triển xương. Hơn nữa, photpho cũng có chức năng như thành phần bên trong răng. Vì vậy, photpho có thể giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương và giảm thiểu tình trạng tổn thương men răng.
Ngoài ra, cá chép còn mang lại rất nhiều những lợi ích khác như: Giúp chống viêm, tăng cường miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mãn tính, bệnh hô hấp và thậm chí là ung thư,… Đặc biệt, cá chép là một trong 60 loài cá có khả năng dùng làm thuốc dùng để chữa trị các bệnh như gan, thận,…
Cách chế biến
Cá chép mua về bạn làm sạch vẩy, bỏ hết nội tạng và cạo sạch lớp da đen bên trong bụng cá.
Tiếp đến, dùng rượu gừng và muối chà xát lên cá để loại bỏ hết phần nhớt (trường hợp không có rượu gừng, bạn có thể dùng rượu trắng và gừng đập dập để làm sạch cá). Sau đó, đem cá chép rửa sạch lại với nước.
- Dùng muối chà xát toàn thân cá trong khoảng 2 phút, sau đó rửa lại với nước, mùi tanh sẽ biến mất.
- Ngâm cá trong hỗn hợp nước muối pha loãng từ 10 – 15 phút, rửa lại với nước để khử sạch mùi tanh của cá.
- Bạn cũng có thể ngâm cá trong nước vo gạo khoảng 15 phút, nước vo gạo có tác dụng khử mùi tanh trên cá hiệu quả.
Chú ý
- Khi sử dụng cá chép phải bỏ đi túi mật
- Không ăn cá sống
- Theo Đông y cá chép có tính dương vì vậy không nên kết hợp cùng thịt gà vì nó cũng có tính ấm. Không kết hợp cùng thịt chó vì có thể sản sinh ra các độc tố có hại với sức khỏe.
- Không kết hợp loại cá này cùng lá tía tô
- Không kết hợp cùng đậu đỏ
- Những người đang sử dụng thuốc Đông y có thành phần là cam thảo thì tuyệt đối không ăn cá chép v
- Người bệnh gout không nên ăn nhiều
- Người có thể chất dị ứng với cá
- Người bệnh gan và bệnh thận không nên ăn