Giới thiệu
Hàu sữa hay còn được gọi với tên gọi khác là hàu cửa sông chính là một loại động vật thân mềm, nhuyễn thể, có hai mảnh vỏ bao bên ngoài và cùng họ hàng với ngao, sò. Những con hàu vừa được 12 tháng tuổi thì chúng được gọi là hàu sữa.
Hàu sữa thường sống chủ yếu ở môi trường là các cửa sông, ghềnh đá hoặc cũng có thể bám trên các tảng đá lớn nhỏ. Thức ăn của chúng thường là các sinh vật phù du, tảo biển là chủ yếu.
Lợi ích khi ăn hàu sữa
- Không những giúp giảm các mảng bám tích tụ trong lòng động mạch Hàu sữa còn có tác dụng giúp ức chế các liên kết với động mạch và mạch máu.
- Có chứa các loại Vitamin B12, các axit béo kẽm, sắt là những thành phần rất tốt để giúp cải thiện chức năng của não bộ, tăng sự tập trung và rất tốt cho trí nhớ.
- Có chứa rất nhiều các thành phần khác nữa như: Selen, đồng, sắt, kẽm, phốt pho và canxi – các thành phần này rất tốt cho sự phát triển của xương.
Cách sơ chế
Dù là cách chế biến hàu biển hay chế biến hàu sữa đều có chung một công đoạn đó là làm sạch. Hàu sữa sau khi được chọn lựa kỹ càng và mua về, bạn nên ngâm chúng với nước sạch khoảng 2 – 3 tiếng để lớp bùn đất bám bên ngoài hàu được mềm và công đoạn rửa sạch hàu sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn không ngâm qua nước thì việc chà các vết bùn đất bám sâu vào lớp vỏ hàu sẽ rất khó làm sạch hẳn.
Tiếp theo, bạn lấy hàu ra khỏi chậu ngâm, dùng bàn chải chà sạch từ phần cuống vỏ hàu cho đến miệng vỏ hàu theo đường vân cong của vỏ, đa số các bụi bẩn sẽ bám sát theo những vân này. Vừa cọ vừa rửa những con hàu dưới vòi nước chảy để trôi đi hết lớp bùn đất.
Sau khi rửa sạch lớp vỏ ngoài của hàu, bạn dùng mũi dao cho vào khe của hai mảnh vỏ hàu và tách thật mạnh để 2 lớp vỏ tách ra. Tiếp theo, rửa chúng lại bằng nước sạch cho hết những mảnh vỡ vỏ li ti là được.
Lưu ý: Khi cạy vỏ hàu bằng dao nhọn, bạn nên chú ý rằng không được để mũi dao chạm vào phần thịt hàu vì sẽ làm bể phần bụng nước của hàu. Như vậy, hàu sẽ bị khô và mất đi chất ngọt tự nhiên cũng như mất vị ngon của hài. Hơn nữa, vỏ hàu sắc bén nên bạn cần phải đeo bao tay để tránh bị thương khi cạy vỏ hàu.
Cách bảo quản
Đối với hàu nguyên vỏ
Các bạn nên bảo quản những con hàu trong tủ lạnh.
Ngay sau khi mua hàu về, bạn hãy nên đặt chóp vỏ hàu quay xuống dưới.
Hãy dùng một chiếc khăn lau sạch đã được làm ướt bằng nước lạnh trước đó rồi bạn lại phủ lên trên những con hàu và cho hàu vào ngay trong ngăn đông của tủ lạnh.
Không để hàu tiếp xúc nước vì nước sẽ khiến hàu sữa nhanh bị chết, mất hết dinh dưỡng.
Đối với hàu đã tách vỏ
Hãy bỏ vào hộp nhựa và để trong ngăn đá tủ lạnh.
Trước khi đem đi chế biến, bạn nên bỏ hộp chứa hàu ra ngoài khoảng 30 phút để rã đông tự nhiên, tránh việc ngâm hàu trong nước lạnh nhé, vì việc đó sẽ làm mất độ ngon của hàu.
Lưu ý
Hàu chính là một loại hải sản sống ở dưới nước, ăn các loại sinh vật trong bùn, cát, nước biển nên bên trong cơ thể hàu có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh, trong đó có sán. Ăn hàu sữa sống có khả năng cao bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm sán và các loại ký sinh trùng khác nữa. Vì vậy, khi ăn hàu tốt nhất là hãy nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Khi ăn hàu sống người ta thường ăn kèm với mù tạt để giảm độ tanh cũng như tăng khẩu vị cho món ăn. Tuy nhiên, mù tạt cũng có thể gây kích thích niêm mạc đường mũi, họng, nếu ăn quá nhiều mù tạt cũng sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi và họng. Đồng thời mù tạt còn kích thích cả niêm mạc dạ dày nên những người đã bị bệnh đau dạ dày, viêm ruột không nên ăn mù tạt cùng hàu nhé.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn ăn hàu sữa sống, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nên mua hàu biển về, hãy loại bỏ hết hàu chết, hàu ươn và ngâm trong nước mặn, hoặc nước muối ớt để hàu thải hết chất bẩn bên trong ra, sơ chế hàu thật sạch sẽ rồi hãy ăn (ở chừng mực nhất định).
Nếu ăn hàu sữa sống nhiễm khuẩn, cơ thể chúng ta dễ nhiễm khuẩn Norovirus gây ra những bệnh như: viêm ruột, viêm dạ dày. Bên cạnh đó, khuẩn Vibrio có trong những con hàu có thể gây ra bệnh tả với những triệu chứng như: sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da hoặc thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.